Sự kiện Thiên Ân trượt top 10, follow Miss Grand tụt không phanh nhắc nhở chúng ta nên nhìn lại vai trò và cách nhìn đối với truyền thông giữa nhãn hàng và công chúng.
Đêm chung kết Miss Grand International 2022 đã chính thức khép lại vào đêm qua, vương miện thuộc về người đẹp đến từ Brazil. Á hậu 1 thuộc về Thái Lan, Á hậu 2 là đại diện chủ nhà Indonesia, Á hậu 3 và 4 lần lượt là Venezuela và Cộng hòa Séc.
Tuy nhiên kết quả này này lại gây không ít tranh cãi. Đặc biệt là sau khi đại diện của Việt Nam trượt top 10, ngay lập tức cư dân mạng “quay xe” bỏ theo dõi trang Instagram MGI đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ. Từ hơn 6,5 triệu lượt follow, kênh truyền thông này đã nhanh chóng tụt xuống hơn 1 triệu follow chỉ trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Theo quan sát của báo Thanh Niên từ thời điểm 21 giờ đến 23 giờ 45, tài khoản Instagram có ‘tick’ xanh của ban tổ chức chương trình đã ‘bốc hơi’ đến gần 1,7 triệu theo dõi, từ con số 6,5 triệu xuống còn 4,9 triệu người theo dõi.
Trước động thái này, Chủ tịch của MGI đã nhanh chóng có động thái đáp trả bị nghi là “trượt tay”: “Sân khấu lớn không bán vương miện. Muốn mua thi đi chỗ khác chơi. Bực mình!”.
Trước thông tin này, netizen đã nhanh chóng để lại bình luận cho rằng chủ tịch đang khịa MU: “Khịa MU? Xem lại thân phận mình ở đâu rồi nói chuyện tiếp nha”; “Thì có bán đâu, nhà trồng được nên ụp luôn”; “Đăng hẳn tiếng Thái luôn ha. Ủa mà tụi tui có kêu mua giải đâu, tụi tui chỉ nói là dọn đường cho gà nhà mà”…
Chủ tịch Miss Grand còn đi xa trong câu chuyện, tiếp tục gây tranh cãi vì ‘miệt thị ngoại hình’ Thiên Ân khi nói lý do Đoàn Thiên Ân out Top 10 vì lý do hình thể chưa đẹp, lọt Top 20 nhờ thắng giải vote là đã là quá tốt rồi
Công bằng mà nói, em ấy là cô gái duy nhất trong Top 20 có phần thân trên dài hơn phần thân dưới, phần hông cũng to. Vì vậy đạt được Top 20 với vị trí Country’s Power of The Year là quá được và quá tốt rồi! Không biết có vị trí nào tốt hơn cho em ấy được nữa!
Nawat Itsaragrisil – Chủ tịch Miss Grand International
Ông Nawat đã nói quan điểm của mình, đồng thời cũng để cho cộng đồng, khách hàng hồi đáp lại thông điệp của ông. Những chia sẻ của người đứng đầu cuộc thi hoa hậu khởi nguồn từ Thái Lan gây luồng tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội. Rất đông ý kiến chỉ trích ông Nawat đã miệt thị ngoại hình Thiên Ân và kêu gọi tẩy chay cuộc thi.
“Hãy đổi tên cuộc thi thành Miss body shaming. Tôi không ngờ Chủ tịch của cuộc thi lớn có thể buông những lời như vậy”
một bình luận bức xúc
Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình quốc tế) là một thương hiệu, ông Nawat người đứng đầu, là người đại diện và phát ngôn của thương hiệu đã tạo ra những hình ảnh không đẹp như “miệt thị ngoại hình thí sinh”, tranh luận với các ý kiến trái chiều, phát biểu ý kiến về việc tụt follow đã cho chúng ta thấy sự thay đổi trong cách truyền thông của thương hiệu từ một chiều trước đây sang một cuộc hội thoại.
Điểm khác biệt của các kênh truyền thông digital là cuộc hội thoại hai chiều giữa thương hiệu với đối tượng truyền thông thay vì một chiều như quảng cáo truyền thống. Cuộc hội thoại hai chiều này có thể diễn ra trước-trong-sau khi mua sản phẩm.
Với sự bùng nổ về thiết bị cá nhân, cứ 100 người Việt Nam có hơn 84 người có điện thoại thông minh đã mang lại khả năng tương tác trực tiếp với các thương hiệu thông qua các điểm chạm thương hiệu. Các kênh chính thức của thương hiệu như website, Facebook Page, Youtube sẽ tiếp nhận phản hồi, khiếu nại, yêu cầu tư vấn, hỗ trợ và vô vàn các nhu cầu đa dạng khác. Họ cũng thể hiện thái độ ủng hộ hoặc ghét bỏ của khách hàng thông qua thể hiện quan điểm như trường hợp Mis Grand hoặc qua việc review. Sau khi Youtuber Khoa Pug (Nguyễn Anh Khoa) tố Aroma Beach Resort & Spa Phan Thiết lừa đảo gây thu hút sự chú ý của dư luận, nhiều người “thẳng tay” vote một sao cho resort này trên Google. Chỉ sau vài ngày, địa chỉ của resort này trên Google Maps đã nhận hàng nghìn bài đánh giá một sao.
“Cái nhìn mới về truyền thông ngày nay xem đó là một cuộc hội thoại giữa công ty và khách hàng của mình từ trước khi bán hàng, trong khi bán hàng, sử dụng sản phẩm và giai đoạn sau khi sử dụng.”
Philip Kotler
Điều này đã thể hiện rõ nét trong nội dung mà Philip Kotler viết lại định nghĩa P4 (Promotion chuyển thành Conversation) trong hỗn hợp tiếp thị tiến hóa 4C (phần tô đậm do tôi đánh dấu) :
“Khái niệm chiêu thị cũng đã tiến hóa trong những năm gần đây. Theo truyền thống, hoạt động này luôn xuất phát từ một phía là doanh nghiệp truyền tải những thông điệp đến khách hàng của mình như một đối tượng truyền thông. Ngày nay, sự phát triển của những phương tiện truyền thông xã hội cho phép khách hàng có thể hồi đáp lại những thông điệp ấy. Nó cũng cho phép khách hàng thảo luận về những thông điệp ấy với các khách hàng khác.”
Philip Kotler
Để thích nghi và thành công trong môi trường truyền thông số, bằng những hội thoại hai chiều, hẳn là các thương hiệu còn nhiều việc phải làm ở phía trước!